Show room

86 Trần Phú - Ba Đình - Hà Nội

Hotline:

0976.777.777 - 0986.666.666 - 0911.166.666

Là ngôi sao sáng nhất trong phân khúc điện thoại cao cấp Vertu còn cho thấy sự cao cấp không chỉ dành cho những chiếc điện thoại!

Vertu thành lập vào cuối những năm 1990 để thỏa mãn niềm đam mê của các nhà thiết kế Nokia. Được Frank Nuovo dẫn dắt, nhóm tự do “thám hiểm” kiểu dáng, cảm nhận của một mẫu điện thoại khi không bị bó buộc bởi các lo lắng về ngân sách. Sẽ thế nào nếu bạn có thể sử dụng tất cả những vật liệu tốt nhất, quy trình sản xuất đắt đỏ nhất? Được tung hoành bên trong Nokia, Vertu dần dần trở thành một bộ phận riêng với tên, biểu tượng, nhận diện thương hiệu riêng và trở thành thứ trang sức phô trương sự giàu có của giới thượng lưu.

Năm 2012, Vertu tách khỏi Nokia sau khi được một tập đoàn tư nhân mua lại và chuyển sang sử dụng Android làm hệ điều hành. Hiện tại, Vertu là nhà sản xuất điện thoại Android xa xỉ với giá mỗi sản phẩm đều ít nhất 4 chữ số. Phương pháp kinh doanh của công ty không thay đổi nhiều so với buổi đầu: một cơ sở sản xuất ở ngoại ô Luân Đôn (Anh) xử lý các đơn hàng Vertu, toàn thể đội ngũ thiết kế, kỹ thuật, lắp ráp đều làm việc chung một mái nhà.

Chủ nghĩa thiết kế của Vertu cũng vẹn nguyên. Theo Hutch Hutchinson, Giám đốc thiết kế, Vertu dành cho những cá nhân muốn nổi bật trước đám đông. Trong năm tới, hãng dự định ra mắt hai điện thoại Android dùng màn hình cảm ứng, có khả năng truy cập vào kho ứng dụng Google Play Store và nhiều tính năng hiện đại khác. Vertu muốn có được cả khách hàng nam và nữ cũng như mở rộng ra phân khúc khách hàng trẻ tuổi.

Bản thân là một thương hiệu điện thoại xa xỉ cũng mang lại các thách thức độc nhất vô nhị cho Vertu. Trong khi ngành công nghiệp xa xỉ “di chuyển với tốc độ chậm rãi”, smartphone lại biến hóa không ngừng. Vertu không cạnh tranh về cấu hình song hãng nhận thức được nhu cầu phải đáp ứng được tiêu chí cơ bản.

Dưới đây là những hình ảnh do trang công nghệ The Verge ghi lại tại trụ sở Church Crookham của Vertu tại Anh.

Biểu tượng chữ “V” cách điệu xuất hiện trước cả cái tên “Vertu”. Ban đầu, nó đại diện cho hai cánh tay vươn ra, biểu đạt bản thân nhà thiết kế Frank Nuovo song đã được chỉnh sửa sau khi nhiều người nhận ra nó quá giống biểu tượng của Mazda. Chữ V được làm sắc nét hơn và từ “vertu” được chọn cho phù hợp với nó. “Vertu” trong tiếng latinh có ý nghĩa “mục tiêu của sự xuất sắc”.

2

Trụ sở Vertu được chia làm hai phần: bên phải là toàn bộ đội quản lý, thiết kế; bên trái là cơ sở sản xuất và chuyển phát. Dây chuyền sản xuất của công ty lắp các ô kính trong suốt, khách có thể nhìn thấy nhân viên đang lắp ráp những điện thoại Signature ngay từ quầy tiếp tân.

3

Ngoài biểu tượng Vertu, có thể thấy nhiều dòng chữ nói lên công việc độc đáo của những con người nơi đây. Ví dụ, câu trong ảnh viết: “Trong khi những điện thoại khác được sản xuất đại trà hàng triệu chiếc, mỗi điện thoại Vertu được thợ thủ công chế tạo, mỗi chiếc một lần. Ngay tại đây, sau tấm kính này”.

4

Mọi người trong khu vực sản xuất được mặc áo phòng thí nghiệm và giầy chống tĩnh điện. Vertu gọi đây là “phòng sạch” với tiêu chuẩn như bên trong rạp hát lớn.

4

Là một thương hiệu xa xỉ, Vertu yêu cầu thái độ tận tâm của từng người lao động. Dòng chữ trên tường viết: “Sự xuất sắc trong từng chi tiết. Hãy để ý tới từng chi tiết và sự xuất sắc sẽ đến”.

6

Bất kì việc nào có thể dùng tay thay cho máy móc, Vertu đều làm.

7

Đây là những linh kiện nhỏ xuất hiện bên trong mỗi thiết kế của Vertu và đòi hỏi kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt.

8

Dù Vertu nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa người chế tác và điện thoại, một vài tác vụ vẫn phải được làm tuần tự.

9

Bước cuối cùng trong phần khung bên trong của một chiếc Vertu Signature.

10

Nhà máy của Vertu có cảm giác như một xưởng thủ công lớn, mỗi nhân viên đều có công cụ và bàn làm việc riêng.

11

Qualcomm là nhà cung cấp chip trong sản phẩm Constellation mới của Vertu.

12

Sau khi điện thoại được lắp ráp xong, nó phải trải qua nhiều giai đoạn kiểm tra để đảm bảo mọi thứ hoạt động hoàn hảo rồi tiếp tục được xem xét bằng tay để xác nhận cảm giác mang lại đúng như yêu cầu.

13

Khu vực Par Excellence ngay bên cạnh khu vực sản xuất chứa những mẫu linh kiện và điện thoại hoàn hảo làm điểm tham khảo cho sản phẩm vừa được lắp ráp.

14

Băng chuyền đầy ốc vít, ăng-ten, phím vật lý và các linh kiện nhỏ khác.

15

Đào tạo một kỹ thuật viên Vertu mất khoảng 1 năm đến 3 năm, phụ thuộc vào trình độ của từng người. Những hướng dẫn tỉ mỉ từng bước một được đặt ngay trước mắt bạn.

16

Nhân viên phải đeo găng tay trắng để kiểm tra sản phẩm hoàn thiện. Công ty biết rằng “thứ cuối cùng chúng ta thấy là thứ đầu tiên khách hàng thấy”, vì thế giai đoạn này diễn ra nghiêm ngặt.

17

Một bộ 5 vỏ da cho Constellation với các màu sắc khác nhau và biểu tượng chữ V cách điệu. Giá bán lẻ của mỗi hộp điện thoại như thế này vào khoảng 25.000 euro (hơn 717 triệu đồng).

18

Dòng sản phẩm hiện tại của Vertu, từ trái qua phải: Signature (2008), mẫu đắt nhất và độc quyền; Vertu Ti (2013), điện thoại Android đầu tiên; Costellation mẫu mới nhất. Giá mỗi chiếc từ 9.000 euro (hơn 258 triệu đồng) cho Signature, 7.900 euro (hơn 226 triệu đồng) cho Ti và 4.900 euro (hơn 140 triệu đồng) cho Constellation.

19

Hầu hết mỗi sản phẩm được làm theo thị hiếu của khách hàng.

20 21

Hutch Hutchison, trưởng nhóm thiết kế của Vertu, bày tỏ mong muốn thu hút được nhiều đối tượng hơn trong năm 2013 với Constellation và Ti.

22

Kinh doanh của Vertu dựa trên ba yếu tố: dịch vụ khách hàng vô song, thiết bị thủ công và vật liệu độc quyền. Chiếc điện thoại trong ảnh làm từ da cá sấu và kim loại ziriconi.

23

Nhà điêu khắc nổi tiếng người Anh Richard Wilson dựng lên thành phố viễn tưởng này từ những linh kiện tháo rời của Vertu. Đèn thành phố làm từ ăng-ten, tòa nhà chọc trời từ khung kim loại, cỏ xanh làm từ bo mạch chủ. Vertu đang xem xét đấu giá tác phẩm để làm từ thiện.

24

Các bài tin liên quan

Vertu.vn